Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019 và đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 sau Chương trình giáo dục sức khoẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Can thiệp có đối chứng và so sánh trước - sau được thực hiện trên 104 người bệnh đái tháo đường type 2, đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ 03/2019 đến 05/2019. Phân nhóm ngẫu nhiên 52 người bệnh vào nhóm nghiên cứu (nhận Chương trình giáo dục sức khoẻ của nghiên cứu) và 52 người bệnh vào nhóm chứng (nhận Hướng dẫn thông thường). Sử dụng cùng một bộ công cụ để đánh giá kiến thức ở các thời điểm trước can thiệp (T1), ngay sau can thiệp (T2) và 1 tháng sau can thiệp (T3) cho cả 2 nhóm. Kết quả Trước can thiệp, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, với điểm trung bình kiến thức theo thứ tự là 16,25 ± 3,86 so với 16,50 ± 3,97 (p>
0,05). Có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức ở nhóm nghiên cứu với điểm trung bình là 23,15 ± 2,47 điểm ngay sau Chương trình giáo dục sức khoẻ và duy trì ở 22,3 ± 2,22 điểm sau khi kết thúc Chương trình 1 tháng so với 16,25 ± 3,87 điểm trước can thiệp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với <
0,001. Trong khi ở nhóm đối chứng, có sự tăng điểm không đáng kể với 16,60 ± 3,81 điểm ở thời điểm T2 và 18,21 ± 3,62 điểm ở thời điểm T3 so với 16,50 ± 3,97 điểm ở thời điểm T1, (p>
0,05). Phân loại kiến thức cũng cho thấy nhóm nghiên cứu có cải thiện rõ rệt với 100% người bệnh đạt kiến thức tốt ngay sau Chương trình giáo dục và duy trì ở 90,4% sau 1 tháng. Trong khi tỷ lệ này không thay đổi đáng kể ở nhóm đối chứng.