Đánh giá tính khả thi của việc triển khai hệ thống tin nhắn (SMS) hỗ trợ cai thuốc lá. Nghiên cứu thử nghiệm trên 40 người hút thuốc lá tại Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu nhận tin nhắn điện thoại hỗ trợ cai thuốc lá trong 6 tuần. Thiết kế nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau can thiệp. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi gồm sự phù hợp số lượng/nội dung SMS, tần suất/thời gian gửi tin, sử dụng tin nhắn nhận được, tương tác với chương trình, hài lòng với chương trình tin nhắn
thay đổi hành vi hút thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 82,5% đối tượng nghiên cứu đọc/ sử dụng tin nhắn hàng ngày, 82,5% người tương tác với chương trình - SMS hai chiều, 90% người thấy tin nhắn hữu ích, 97,7% hài hòng. Đối tượng nghiên cứu nhận xét chương trình dễ sử dụng và 92,5% bạn bè người thân đều khuyến khích đối tượng tham gia sử dụng chương trình. Có 20% đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn toàn, 15% đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá nhưng vẫn hút thuốc lào. Hành vi hút thuốc lá thay đổi tích cực so với khảo sát ban đầu. Có ý nghĩa thống kê bao gồm số lượng điếu thuốc lá/thuốc lào hút/ngày, tình trạng hút thuốc lá/thuốc lào (<
0,001). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu từng cố gắng cai thuốc lá/thuốc lào trong 4 tuần khá cao (trước can thiệp 52,5%, sau can thiệp 25%). Như vậy, việc áp dụng một chương trình SMS hỗ trợ can thiệp cai nghiện thuốc lá cho người Việt Nam là có tính khả thi.