Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn III,IV(M0) được phẫu thuật sau hóa chất tân bổ trợ tại bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 63 bệnh nhân (BN) ung thư lưỡi được hóa chất tân bổ trợ sau đó phẫu tại khoa Ngoại Đầu cổ bệnh viện K trong thời gian từ T1/2014- T12/2020. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả Tuổi trung bình 51,3
nam/ nữ 3,6/1
phát hiện u tại bờ lưỡi hay gặp nhất 87,3%
53,9% u trên 4cm, 79,4% hạch dưới 3 cm, tỷ lệ dùng phác đồ hóa trị TCF 9,5% TC 57,1% CF 33,4%, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 11,1%, một phần 62,4%, giữ nguyên 26,3%. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cắt nửa lưỡi và vét hạch cổ 61,9%, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật thấp , các biến chứng hay gặp nhất là hoại tử vạt và rò nước bọt chiếm 4,8%. Sống thêm toàn bộ sau 5 năm là 24,1%, của nhóm giai đoạn III là 48,1%, nhóm giai đoạn IV 8,1%. Kết luận Ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trung niên, bệnh thường phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Điều trị hóa chất tân bổ trợ giúp thu gọn u và hạch, tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Việc lựa chọn phác đồ hóa trị, phương pháp phẫu thuật cắt u và tái tạo khuyết tổn phụ thuộc thể trạng bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sỹ điều trị. Thời gian sống thêm của nhớm giai đoạn III hơn nhóm giai đoạn IV(M0)