Nhận xét các yếu tố tiên lượng cai máy thành công của phương thức thông khí thích ứng (AVM) cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phương pháp Nghiên cứu tiến cứu trên 25 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập trung tâm Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai thông khí xâm nhập đủđiều kiện cai thở máy từ tháng 09/2020 đến tháng 9/2021. Các thông số theo dõi chính như tuổi, giới, các chỉ số khí máu pH, PaCO2, PaO2, HCO3, PaO2/FiO2, lactat các thông số lâm sàng mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 được thu thập tại các thời điểm nhập viện, bắt đầu cai máy thở bằng AVM, sau thở AVM 30 phút, sau 60 phút, sau 120 phút, trước rút ống nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại thông khí kiểm soát và sau rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt lại nội khí quản sau 48 giờ. Kết quả Nghiên cứu trên 25 bệnh nhân (tuổi trung bình 74,04 ± 9,92 tuổi
8% nữ giới) cho kết quả có 21 (84%) bệnh nhân rút ống nội khí quản thành công. Tại thời điểm nhập viện nhóm thành công có điểm SOFA (4,82±2,1) và điểm APACHE II (16,24±4,44), thấp hơn so với nhóm thấtbại có điểm SOFA( 9±1,92), điểm APACHE II (21,2±2,99) với <
0,05. Diễn biến về nhịp tim, nhịp thở, pH, PaCO2, lactat của nhóm thành công ổn định trong quá trình cai thở máy và ở nhóm thất bại nhịp tim, nhịp thở, PaCO2 tăng dần, pH giảm dần từ thời điểm 60 phút sau cai thở máy, khác biệt rõ nhất tại thời điểm trước khi rút nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại thông khí kiểm soát với p <
0,05. Kết luận Thang điểm APACHE II, SOFA tại thời điểm nhập viện có khả năng dự báo kết quả rút ống nội khí quản thành công. Theo dõi diễn biến trong quá trình cai máy về nhịp tim, nhịp thở, pH, PaCO2, lactat có thể tiên lượng cai máy thở thành công áp dụng phương thức thông khí thích ứng cho bệnh nhân đợt cấp COPD.