Sử liệu Ottoman viết về Trung Quốc và quan hệ bang giao giữa nhà Minh với đế chế Ottoman qua ghi chép của Minh sử

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vĩ An Lư

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438142

Bài viết này trước hết tìm hiểu nhận thức của người Thổ Ottoman về Trung Quốc, được phản ánh qua tác phẩm ``Hıtainame'' (Tập sách Trung Quốc) của Ali Ekber và ``Kitab-ı Tevarih-i Padişahanı Vilayet-i Hindu ve Hitây'' (Sách về lịch sử của những hoàng đế Ấn Độ và Trung Quốc) của Seyfî Çelebi. Đây là hai tác phẩm địa lý học lịch sử tiêu biểu được viết vào thế kỷ XVI, thể hiện sự quan tâm của người Thổ Ottoman đối với đất nước và con người Trung Quốc thời nhà Minh. Cả hai tác phẩm này đều có những ghi chép hết sức quý giá về địa hình, lịch sử, kinh tế, đời sống xã hội và các giá trị truyền thống của Trung Quốc. Trong đó, người Thổ Ottoman sử dụng các từ Kıtay (Hıtay) và Çin để nói về Trung Quốc. Kế tiếp, bài viết phân tích nhận thức của người Trung Quốc về Ottoman,giải thích nguồn gốc của tên gọi Lỗ Mê (Lumi). Sau đó, dựa theo ghi chép của các tài liệu thư tịch thời Minh, bài viết khái quát những sự kiện cơ bản trong quan hệ bang giao giữa nhà Minh với đế chế Ottoman vào thế kỷ XVI và XVII. Theo Minh sử, người Thổ Ottoman đã bảy lần gửi sứ bộ đến Trung Quốc vào các năm 1524, 1527, 1559, 1564, 1576, 1581 và 1618. Còn theo Minh thực lục và Đại Minh hội điển thì sứ bộ của người Thổ Ottoman đến Trung Quốc tổng cộng 19 lần. Đáng lưu ý, do Ottoman thường gửi tặng sư tử, tê giác cho triều đình nhà Minh nên quan hệ giữa hai nước thời kì này được gọi ví von là ``bang giao sư tử''.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH