Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Hương Hoàng, Thị Anh Tú Nguyễn, Thị Vân Hồng Nguyễn, Trường Sơn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 223-226

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438152

 Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Đối tượng và phương pháp 207 BN trên 18 tuổi, được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích theo tiêu chuẩn ROME IV. Tại bệnh viện Bạch mai từ tháng 06/2019 - 09/2020. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả Điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) chung của nhóm nghiên cứu là 79,3 (95%CI 77,2 - 81,3). Lĩnh vực hạn chế ăn uống có điểm CLCS thấp nhất (62,3
  95%CI 59,2 - 65,4), tiếp theo là lĩnh vực hoạt động thể chất (67,9
  95%CI 64,9 - 70,9). Lĩnh vực hoạt động xã hội và các mối quan hệ xã hội có điểm CLCS cao tương ứng là 90,6 (95%CI 89,1 - 92,1) và 94,0 (95%CI 92,4 - 95,5). - Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có CLCS chủ yếu ở mức độ vừa (87 bệnh nhân tương ứng với 42,0%). Có 12 bệnh nhân (5,8%) có CLCS ở mức rất kém, 42 bệnh nhân (20,3%) có CLCS ở mức kém và 66 bệnh nhân (31,9%) có điểm CLCS ở mức tốt. - Điểm CLCS trên lĩnh vực hoạt động tình dục ở nhóm trên 70 tuổi (100 điểm) cao hơn các nhóm tuổi khác, thấp nhất là ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi (77,8
  95%CI 67,2 - 88,5). Kết luận Chất lượng cuộc sống chung ở mức vừa (42,0%), CLCS ở mức kém và rất kém 26,1%. Các lĩnhvực hạn chế ăn uống, lo lắng sức khỏe và hoạt động thể chất có điểm CLCS chung ở mức độ kém và vừa (từ 62,3 - 77,9 điểm).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH