Tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Đoan Trang Đặng, Kỳ Như Lý, Tử Thiện Tâm Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2022

Mô tả vật lý: 63-69

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438170

Khảo sát tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) và xác định các yếu tố liên quan đến tính tính hợp lý trong dự phòng VTE tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu cắt ngang mô thực hiện trên 366 bệnh nhân tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2019. Nghiên cứu sử dụng thang điểm huyết khối PADUA, thang điểm xuất huyết IMPROVE và khuyến cáo dự phòng VTE của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP)phiên bản 9 (2012) để đánh giá tính hợp lý trong dự phòng VTE. Việc đánh giá được thực hiện tại thời điểm nhập viện và đánh giá lại mỗi 7 ngày. Kết quả Enoxaparin là thuốc kháng đông được chỉ định nhiều nhất trong dự phòng VTE. Trong 581 đợt đánh giá, 361 đợt (62,1%) được đánh giá là nguy cơ huyết khối cao và 220 đợt là nguy cơ huyết khối thấp. Tỷ lệ dự phòng đúng, dự phòng thiếu, dự phòng dư và dự phòng sai lần lượt là 59,5%, 33,4%, 1,4% và 5,7%. Hai nguyên nhân chính dẫn đến chỉ định phương pháp dự phòng VTE không hợp lý là chưa phân tầng chính xác nguy cơ và chưa tuân thủ khuyến cáo. Nguy cơ VTE, bệnh ung thư, bệnh hô hấp và bệnh cơ xương khớp có liên quan có ý nghĩa thống kê với tính hợp lý chung trong dự phòng VTE trong mẫu nghiên cứu. Kết luận Tỷ lệ hợp lý trong chỉ định dự phòng ở các bệnh nhân nguy cơ huyết khối c vẫn còn thấp. Tình trạng dự phòng thiếu ở nhóm bệnh nhân nội khoa cần được chú trọng trên thực hành lâm sàng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH