Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của màng bảo quản đến sự biến đổi chất lượng của quả quýt Cao Bằng trong quá trình bảo quản, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình bảo quản. Kết quả cho thấy, quả quýt Cao Bằng ở công thức CT-3 có sự biến đổi màu sắc thấp nhất, sau 6 tuần bảo quản sự biến đổi màu sắc là 7,16. Quả quýt Cao Bằng ở công thức CT-3 sau 6 tuần bảo quản hàm lượng chất rắn hòa tan là 11,83oBx, hàm lượng vitamin C giảm xuống còn 29,74 mg%, độ cứng giảm từ 15,15 xuống 10,21 (kgcm2), cường độ hô hấp giảm từ 28,54 xuống 17,76 (mL CO2kg,h), tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên là 9,49% và tỉ lệ thối hỏng chiếm 9,84%. Trong khi đó đến hết tuần thứ 3 toàn bộ quả quýt Cao Bằng ở công thức CT-ĐC đều bị thối hỏng, đến tuần thứ 6 toàn bộ quả quýt Cao Bằng ở công thức CT-1 và công thức CT-5 đều bị thối hỏng, tỉ lệ thối hỏng của quả quýt Cao Bằng ở công thức CT-2 và công thức CT-4 đều lớn hơn 10%. Vì vậy, công thức CT-3 được chọn để xây dựng quy trình bảo quản quả quýt Cao Bằng. DOI 10.18173/2354-1059.2019-0012