Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ HbA1c trên người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2. Phương pháp Mô tả cắt ngang có phân tích. Nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân, An Giang, từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả Trên tổng số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 340, chúng tôi thu được 20 chỉ số có liên quan tới nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực, hiểu biết về bệnh, các chỉ số cận lâm sàng... Sau khi phân tích thống kê so sánh nồng độ HbA1c và các biến độc lập, có 6 chỉ số làm tăng nồng độ HbA1c khác biệt có ý nghĩa thống kê hoạt động thể lực kém so với tốt (9,22 ± 1,77 và 7,74 ± 1,38)
số năm mắc bệnh ≥6 năm so với <
6 năm (9,27 ± 1,73 và 7,96±1,53)
nữ so với nam (8,89 ± 1,84 và 7,94 ± 1,30)
không tuân thủ và tuân thủ dùng thuốc (9,14± 1,81 và 8,33 ± 1,69)
tăng vả không tăng huyết áp (8,84 ± 1,96 so với 8,42 ± 1,60)
thiếu và có kiến thức về ĐTĐ (8,56 ± 1,73 so với 8,65 ± 1,83). Kết luận Các yếu tố liên quan đến giảm nồng độ HbA1c trong nghiên cứu này bao gồm có hoạt động thể lực tốt, ĐTĐ dưới <
6 năm, giới tính nam, tuân thủ dùng thuốc tốt, kiểm soát huyết áp tốt, có kiến thức tốt về bệnh. Trên cơ sở nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo để ngừa và giảm bệnh ĐTĐ típ 2 cần tăng cường hoạt động thể lực, tăng cường giáo dục kiến thức về phòng và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, kiểm soát huyết áp tốt và cần tuân thủ dùng thuốc.