Kiến thức và thực hành sơ cứu ban đầu cho trẻ em bỏng do nhiệt của người chăm sóc và các yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ernst Diane, Thị Phương Lan Nguyễn, Lê An Phạm, Thị Thùy Dung Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 383-389

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438272

 Xác định tỷ lệ người chăm sóc và sơ cứu ban đầu (NCSVSCBĐ) cho trẻ bỏng nhiệt có kiến thức, thực hành sơ cứu đúng và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được thực hiện trên 130 NCSVSCBĐ trẻ em bị bỏng nhiệt tại hai bệnh viện Nhi đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ 11/2020 - 8/2021.Các biến nhân khẩu học phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phương, Logistic đơn biến, đa biến được thực hiện cho các thống kê phân tích. Kết quả Tỷ lệ bệnh nhi bỏng độ III, IV chiếm 20%. NCSVSCBĐ có kiến thức và thực hành đúng về sơ cứu bỏng nhiệt chiếm tỷ lệ lần lượt 61,5% và 48,5%. Có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sơ cứu bỏng trước đó và cơ sở y tế tiếp nhận đầu tiên với kiến thức sơ cứu bỏng (p <
  0,05). Ngoài ra, mối liên quan giữa kiến thức sơ cứubỏng, trẻ đang sống cùng ai và quyết định sơ cứu bỏng của NCSVSCBĐ với thực hành sơ cứu bỏng cũng được tìm thấy (p <
  0,05). Kết luận Người chăm sóc trẻ có kiến thức và thực hành sơ cứu bỏng nhiệt đúng chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, cần duy trì giáo dục sức khỏe về kiến thức và thực hành sơ cứu bỏng cho cộng đồng, đặc biệt là vùng nông thôn về thời gian làm mát vết bỏng nhằm giảm mức độ ảnh hưởng của bỏng gây ra cho trẻ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH