So sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại giữa 2 nhóm học sinh nhóm can thiệp và nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp. Đối tượng là học sinh lớp 6 các trường cấp 2, thành phố Hồ Chí Minh (4 trường chứng - 4 trường can thiệp), 84 học sinh/trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2020. Phân tích Mixed Effect Model được dùng để so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại trước - sau can thiệp ở mỗi nhóm và so sánh sự thay đổi giữa 2 nhóm chứng và can thiệp, có hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI) lúc ban đầu, và cụm trường. Chương trình can thiệp như sau các trưởng nhóm học sinh lớp 8 tập huấn 4 bài về dinh dưỡng và vận động cho học sinh lớp 6 của toàn trường can thiệp. Hệ thống hỗ trợ được triển khai để đảm bảo sự tuân thủ của học sinh trong 6 tháng sau can thiệp. Nhóm trường chứng vẫn theo chương trình thường qui của Bộ Giáo Dục. Sau can thiệp, nhóm can thiệp tăng hoạt động thể lực 8 ± 3,5 phút/ngày (p <
0,05), giảm hoạt động tĩnh tại 35 ± 9,9 phút/ngày (p <
0,05)
giảm lượng ngũ cốc tiêu thụ 62 ± 19,0 gam/ngày (p <
0,05), giảm uống nước ngọt 0,79 lần
tăng ăn trái cây 36 ± 15,0 gam/ngày (p <
0,05) so với nhóm chứng, đã hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, BMI ban đầu. Như vậy, nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của can thiệp dựa trên trường học thông qua nhóm bạn đồng trang lứa thay đổi lối sống tích cực cho học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh .