Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 134 người bệnh sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2018 - 2022 nhằm đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu trong sốc nhiễm khuẩn. Kết quả Nồng độ lactat máu trung bình tại thời điểm sốc nhiễm khuẩn là 5,5 ± 4,0 mmol/l, cao nhất tại thời điểm sau sốc 24h và giảm dần ở các thời điểm sau sốc 48 giờ và 72 giờ. Tại tất cả các thời điểm sốc nhiễm khuẩn và sau sốc, nồng độ lactat trung bình của nhóm tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn sống. Lactat máu có khả năng tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, với diện tích dưới đường cong là 0,703, <
0,001 (95%CI 0,605 - 0,801). Giá trị cut-off của lactat trong phântích giữa nhóm sống và nhóm tử vong là 3,95 mmol/l (J = 0,367), với độ nhạy là 65,6% và độ đặc hiệu là 71,1%. Phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy người bệnh có nồng độ lactat ≥ 3,95 mmol/l có nguy cơ tử vong cao gấp 4,6 lần so với những người bệnh có nồng độ lactat <
3,95 mmol/l (<
0,001). Nồng độ lactat sau sốc 48h có khả năng tiên lượng tử vong tốt nhất so với thời điểm sốc nhiễm khuẩn và sau sốc 24h với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,818, p = 0,000 (95%CI 0,711 - 0,924). Kết luận Nồng độ Lactat máu tại thời điểm sau sốc 48h có giá trị tiên lượng tử vong tốt. Do vậy cần xét nghiệm lactat máu nhiều lần sau sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt là sau sốc 48h, nhằm giúp tiên lượng người bệnh tốt hơn