Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG theo mô hình FMF của các thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang trên 264 thai phụ có tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong thời gian tháng 6/2022 đến tháng 11/2022. Tất cả các thai phụ đều được phỏng vấn, đo huyết áp động mạch trung bình, đo Doppler động mạch tử cung trung bình và kết quả MoM PAPP-A. Dùng mô hình FMF để tính nguy cơ TSG với ngưỡng cắt là 1/100. Kết quả Tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG của các thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Nhândân Gia Định là 10,2% (KTC 95% 9,1 -11,3). Các yếu tố liên quan đến nhóm nguy cơ cao TSG có ý nghĩa thống kê như Nhóm thai phụ có huyết áp tâm thu >
128 mmHg (OR= 2,38, KTC 95% 1,14-5 ),và nhóm thai phụ có huyết áp tâm trương >
79mmHg (OR=2,43, KTC 95% 1,13-5) Kết luận Tầm soát nguy cơ tiền sản giật thường quy bằng mô hình FMFcho tất cả thai phụ đến khám ở tuổi thai 11- 13 tuần 6 ngày, từ đó có kế hoạch quản lý và điều trị dự phòng bằng Aspirine liều thấp mỗi ngày sau tam cá nguyệt thứ nhất.