Phát thải khí nhà kính (KNK) của Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng phát thải KNK toàn cầu (0,7% năm 2014). Tuy nhiên, với Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020, chúng ta vẫn thể hiện cam kết mạnh mẽ cùng với các nước trên thế giới trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Bài viết này tổng hợp, đánh giá thực trạng và dự báo về phát thải KNK của Việt Nam, đồng thời phân tích các biến động về phát thải trong 05 lĩnh vực chính gồm năng lượng
nông nghiệp
các quá trình công nghiệp
chất thải
và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Từ đó, bài báo đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong giảm phát thải KNK mà Việt Nam đang đối mặt. Theo đó, nước ta đang có lợi thế với nhiều biện pháp không hối tiếc (no-regret), với chi phí giảm phát thải âm. Tổng tiềm năng giảm phát thải từ các biện pháp này tương đương với mức giảm 4,9% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia (năm 2030), tức đạt hơn một nửa so với mức cam kết 9% theo NDC cập nhật, với nhu cầu tài chính để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 ước tính khoảng 3,9 tỷ USD. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là Việt Nam vẫn thiếu các kế hoạch và hướng dẫn cụ thể để thực hiện giảm phát thải KNK theo NDC ở cấp địa phương
Các cơ chế chính sách hiện vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân
Nhiều biện pháp giảm phát thải yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu cao trong khi năng lực của doanh nghiệp còn giới hạn. Ngoài ra, nhận thức chung của xã hội về các giải pháp giảm phát thải KNK còn hạn chế. Từ phân tích cơ hội và thách thức, bài báo đã đề xuất các vấn đề cần tập trung của Việt Nam trong thời gian tới.