Nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài động vật đáy không xương sống cỡ lớn (ĐVĐKXSCL) ở rừng ngập mặn Cù Lao Dung được thực hiện với 24 vị trí thu mẫu được chia thành 8 điểm (mỗi điểm lặp lại 3 lần) gồm 5 điểm thuộc vùng nội đồng (VNĐ) và 3 điểm thuộc rừng ngập mặn (RNM). Kết quả nghiên cứu đã xác định được có tổng cộng 59 loài thuộc 3 ngành được xác định ở vùng nghiên cứu. Gastropoda (Lớp chân bụng), Malacostraca (Lớp giáp xác lớn) và Polychaeta (Lớp giun nhiều tơ) có thành phần loài cao hơn các nhóm khác. Thành phần loài ĐVĐKXSCL biến động từ 5 - 17 loài, tương ứng với mật độ trung bình từ 21 - 508 ct/m-2. Thành phần loài ĐVĐKXSCL vào mùa khô có xu hướng cao hơn mùa mưa. Tính đa dạng thành phần loài ĐVĐKXSCL ở RNM cao hơn VNĐ cả trong mùa mưa và mùa khô. Chỉ số d, J' và H' của các điểm thu mẫu biến động lần lượt từ 0,23 - 1,71
0,34 - 0,92 và 0,29 - 1,86. Độ mặn, TSS và hàm lượng dinh dưỡng trong bùn đáy là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự đa dạng của ĐVĐKXSCL. Kết quả của nghiên cứu góp phần trong việc bảo tồn và duy trì nguồn lợi ĐVĐKXSCL ở RNM Cù Lao Dung.