XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CỦA THAN THẢI SAU QUÁ TRÌNH KHÍ HÓA BÃ MÍA

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Nguyễn, Trung Dũng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Journal of Science and Technique: Section on Physics and Chemical Engineering, 2024

Mô tả vật lý: tr.7

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438524

Bã mía là một trong những phế thải nông nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam. Ứng dụng bã mía để tạo năng lượng thông qua công nghệ khí hóa sinh khối đang là một cách tiếp cận bền vững. Tuy nhiên, các phương pháp khí hóa sinh khối hiện hành thường có hiệu quả hạn chế và tạo ra một lượng lớn tro sau quá trình khí hóa. Nghiên cứu này tập trung vào việc thu thập và đánh giá than thừa từ quá trình khí hóa bã mía trong một hệ thống thương mại. Phân tích kỹ thuật và nguyên tố cho thấy than thừa có hàm lượng tro thấp, đồng thời vẫn giữ một lượng cacbon đáng kể. Kết quả SEM-EDS cho thấy cấu trúc than tương đối phức tạp với một số ít nguyên tố vô cơ tồn tại trên bề mặt. Ngoài ra, than bã mía còn có tính rỗng xốp đáng kể, được chứng minh bằng diện tích bề mặt riêng 749 m2/g, xác định bằng phương pháp hấp nhả nitơ. Kết quả này có thể so sánh được với một số sản phẩm than hoạt tính thương mại. Các đặc điểm vật lý và hóa học của than bã mía sau quá trình khí hóa xác nhận khả năng sử dụng nó như một nguyên liệu hấp phụ có giá thành thấp và thân thiện với môi trường.Bagasse ranks among Vietnam's most abundant agricultural residues. The application of bagasse for energy generation via biomass gasification technology presents an innovative approach. Nevertheless, prevailing biomass gasification methodologies exhibit relatively limited efficacy and produce a substantial surplus of char following the gasification procedure. This investigation, however, focuses on acquiring and evaluating residual char produced from the gasification of bagasse within a commercial system. Proximate and ultimate analyses indicate that the char derived from bagasse gasification possesses low ash content while retaining a significant carbon fraction. SEM-EDS examination reveals that both bagasse and its chars consist of distinct thin layers with a rough and non-uniform surface. Additionally, bagasse char displays considerable porosity, as demonstrated by its specific surface area of 749 m2/g, determined using the nitrogen adsorption technique. This outcome places it in the same category as particular commercial activated carbons. The physical and chemical attributes of bagasse char post-gasification affirm its potential as an economical and eco-friendly adsorbent material.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH