Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm bệnh nhân nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối sau tiêm vacxin phòng Covid 19 tại Bệnh viện Bạch Mai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Việt Nguyễn, Thị Tuyết Mai Nguyễn, Tuấn Tùng Nguyễn, Văn Chính Nguyễn, Minh Phương Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.15 Diseases of blood

Thông tin xuất bản: Sinh lý học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 82-89

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438552

 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân tiêm vacxin phòng Covid 19 có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ VITT (vaccine - induced thrombotic thrombocytopenia) tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ VITT tại bệnh viện Bạch Mai năm 2021. Kết quả nghiên cứu Tuổi trung bình 42,63 ± 17,21 tuổi, nữ giới chiếm 63%. Tỷ lệ bệnh nhân tiêm vacxin loại adenovirus là 85,7%
  thời gian trung bình từ lúc tiêm vacxin đến khi xuất hiện triệu chứng là 8,38 ± 6,68 ngày. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau đầu (37%), xuất huyết tạng (22,9%), huyết khối (42,9%) trong đó gặp nhiều nhất là huyết khối xoang tĩnh mạch não (60%). Đặc điểm xét nghiệm 14,3% bệnh nhân có xét nghiệm HPIA (Heparin PF4 induced antibodies) dương tính
  57% có giảm tiểu cầu
  nồng độ Ddimer trung bình là 12,29 ± 37,12 mg/l. Tuổi, nồng độ Ddimer trung bình, tỷ lệ huyết khối, vị trí huyết khối của bệnh nhân có xét nghiệm HPIA âm tính và dương tính có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05. Kết luận VITT là một biến chứng nặng sau tiêm vacxin loại adenovirus phòng covid 19. Nhận biết các triệu chứng điển hình của VITT giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho người bệnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH