H.pylori có liên quan đến loét tá tràng và dạ dày, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm H.pylori trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng từ 60 đến 80% tuy nhiên hiệu quả điều trị H.pylori giảm dần từ 90% trong thập kỷ 90 xuống còn 60-70% sau năm 2010. Tỷ lệ này liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh do người bệnh không tuân thủ điều trị. Đối tượng và phương pháp Thiết kế cắt dọc trên 249 bệnh nhân điều trị tiệt trừ H.pylori lần đầu, trên 18 tuổi. Bệnh nhân có kết quả cận lâm sàng (+) sẽ được mời vào nghiên cứu và thu thập các thông tin dân số - xã hội và lâm sàng. Sau khi uống thuốc 2 tuần sẽ tái khám và được đánh giá tuân thủ điều trị. Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm 2 khía cạnh tuân thủ thuốc và tuân thủ không dùng rượu bia, thuốc lá. Kết quả Tỷ lệ tuân thủ thuốc, tuân thủ không uống bia rượu - thuốc lá, tuân thủ chung lần lượt là 84,74%, 95,58% và 83,13%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và giới tính nữ (RR=1,16
p=0,011), đi khám với mục đích tầm soát (RR=1,17
p=0,033), có các bệnh kèm theo (RR= 1,17 lần
p=0,012), được tư vấn (RR=1,16 lần
p=0,016), không có tiền sử hút thuốc lá (RR=1,87
p <
0,001) và uống rượu bia (RR=2,27
p <
0,019). Kết luận Tỉ lệ tuân thủ thấp cho thấy cần cải thiện khâu tư vấn và giáo dục sức khỏe.