Một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh loài lôi khoai (Gymnocladus angustifolius (Gagnep) J.E. Vidal) tại tỉnh Tuyên Quang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Tuyên Kim, Sĩ Hồng Lê, Văn Phúc Lê, Thị Thoa Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 205-213

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438589

 Nghiên cứu được triển khai tại huyện Chiêm Hóa và Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm xác định được một số đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolius). Sử dụng phương pháp điều tra sơ bộ và điều tra chi tiết trên 24 ô tiêu chuẩn điển hình tại 2 huyện, với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần loài cây gỗ và cây tái sinh tương đối giống nhau từ 15-31 loài. Loài ưu thế tham gia công thức tổ thành tầng cây gỗ có từ 2-10 loài, tầng cây tái sinh có từ 2-12 loài. Tầng cây gỗ, loài Lôi khoai có mặt trong công thức tổ thành của 7 OTC, tầng cây tái sinh có mặt trong 2 OTC. Mật độ trung bình tầng cây gỗ nơi có loài Lôi khoai phân bố là 395 cây/ha, mật độ loài trung bình là 18 cây/ha. Mật độ cây tái sinh của rừng trung bình là 2.723 cây/ha, mật độ loài Lôi khoai tái sinh trung bình tại 2 OTC chúng xuất hiện là 240 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của rừng đạt khá cao khoảng 62,18%. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, tập trung cao nhất ở cấp chiều cao 0,5 - 1,5 m, loài Lôi khoai phân bố ở cấp chiều cao <
 2, cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH