Đặc tính ra hoa và phát triển trái sầu riêng Bí Rợ (Durio zibethinus Murr.) hạt lép tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huỳnh Dương Nguyễn, Sỹ Hiếu Trần, Văn Hâu Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Khoa học (Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 109-118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438602

Đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của giống sầu riêng Bí Rợ hạt lép trồng tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019. Thí nghiệm được thực hiện trên 7 cây sầu riêng Bí Rợ hạt lép, 8 năm tuổi, ghép trên gốc sầu riêng Khổ qua xanh. Kết quả cho thấy thời gian hoa nở kéo dài trong 12 ngày sau khi hoa đầu tiên nở (SKHĐTN), nở tập trung từ ngày thứ 5-8, hoa nở vào thời điểm 400-500 giờ chiều (PM). Tỷ lệ đậu trái đạt 87%. Quá trình phát triển trái diễn ra trong 96 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT), hiện tượng rụng trái non xảy ra tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14 NSKĐT (42,2%). Trái sầu riêng phát triển qua ba giai đoạn, giai đoạn phát triển chậm (0-28 NSKĐT), giai đoạn phát triển nhanh (28-70 NSKĐT) và giai đoạn trưởng thành và chín (70-96 NSKĐT). Cơm trái bắt đầu phát triển ở giai đoạn 42 NSKĐT, trái tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSKĐT. Ở thời điểm thu hoạch, trái có khối lượng trung bình 2.298,0±503,1 g, tỷ lệ ăn được của trái chiếm 27% khối lượng. Trái có tỷ lệ hạt lép chiếm 63%. Hiện tượng nhũn lõi (wet core) xuất hiện ở giai đoạn thu hoạch với tỷ lệ 14,8% số hộc/trái và 13,1% số múi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH