Xác định tình trạng đứt gãy DNA tinh trùng và mối liên quan giữa tình trạng này với một số thông số tinh dịch đồ ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh. Phương pháp Mô tả, cắt ngang, có phân tích các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh đến khám tại đơn vị Nam Học của bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả Có 74 bệnh nhân GTMT được khám lâm sàng, siêu âm doppler thừng tinh-tinh hoàn, làm xét nghiệm sinh hóa và đánh giá tình trạng đứt gãy DNA tinh trùng (SDF)..., tỉ lệ đứt gãy DNA tinh trùng (DFI) mức độ nặng, trung bình và nhẹ tương ứng là 37.8%, 60.8%
1.4%. Không có sự khác biệt về DFI giữa nhóm có tinh dịch đồ bình thường và nhóm có tinh dịch đồ bất thường, DFI trung bình lần lượt là 27.86 ± 6.39 và 29.11 ± 11.25
p=0.566. DFI giữa nhóm có mật độ tinh trùng thấp (29.03±9.01) và nhóm có mật độ tinh trùng bình thường (21.63±3.5) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0.01). Nguycơ xuất hiện DFI mức độ nặng ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có độ di động và tỉ lệ di động tiến tới thấp cao hơn nhóm bệnh nhân có kết quả di động và di động tiến tới bình thường (<
0.05). Kết luận Tỷ lệ DFI mức độ nặng ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có tinh dịch đồ bình thường tương đối cao (35.0%) và không có sự khác biệt so với nhóm có tinh dịch đồ bình thường (41.0%, p>
0.05). Đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh, nguy cơ DFI nặng có thể được dự báo bằng tỉ lệ di động và di động tiến tới của tinh trùng.