Một số đặc điểm sinh học của loài bọ xít cánh chấm nâu xám (Megacopta sp., Heteroptera : Plataspidae)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Bình Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 590 Animals

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 115-119

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438712

 Loài Bọ xít cánh chấm nâu xám lần đầu tiên được phát hiện gây hại quế ở rừng trồng 3 năm tuổi tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên và xä Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, loài Bọ xít này có tên khoa học là Megacopta sp., thuộc bộ Hemiptera, họ Plataspidae, Bọ xít trưởng thành màu nâu nhạt trưởng thành đực dài trung bình 4,1±0,11 mm
  rộng trung bình 3,6±0,18 mm
  trưởng thành cái dài trung bình 4,4±0,11 mm
  rộng trung bình 3,7±0,12 mm
  Râu đầu có 5 đốt, màu nâu nhạt, mắt màu đỏ. Trứng hình thuôn dài, màu trắng khi mới nở, sau chuyển màu trắng xám. Ấu trùng có 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 2 có màu xanh nhạt, dài trung bình từ 1,02 mm đến 1,38 mm
  rộng trung bình từ 0,65 mm đến 0,98 mm
  từ tuổi 3 đến tuổi 5 có màu xanh vàng, dài trung bình từ 1,70 mm đến 4,38 mm
  rộng trung bình từ 1,70 mm đến 3,62 mm. Bọ xít thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10. Trưởng thành cái sau khi giao phối thường đẻ trứng giao động từ 18 đến 32 trứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH