Thông qua số liệu quan trắc từ 9 ô tiêu chuẩn (2.500 m2) và 261 ô quan sát hình tròn (100 m2) ở 3 trạng thái rừng thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, phân tích đánh giá đặc điểm đa dạng thực vật thân gỗ, nguy cấp, quý, hiếm và sự kết nhóm sinh thái của các loài trong quần xã, kết quả cho thấy Ở các trạng thái rừng có 17 loài thực vật thân gỗ, nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có 9 loài hiếm bặt gặp. Số loài xuất hiện, đa dạng loài thực vật thân gỗ, nguy cấp, quý, hiếm ở trạng thái rừng giàu cao hơn rừng trung bình và nghèo. Xác định có 9 cặp loài gồm Gõ đỏ - Dẻ áo
Gõ mật - Dầu trai
Trắc giây - Vên vên
Trắc giây - Giáng hương quả to
Gõ mật - Trắc lá
Gõ mật - Cẩm lai vú
Trắc lá - Cẩm lai vú
Rẹp - Thiết đinh lá bẹ và Rẹp - Xoài Đồng nai kết nhóm dương rất mạnh (CI >
0,7) đồng thời có 8 cặp loài bài xích mạnh và có 1 cặp bài xích rất mạnh là Thiết đinh lá bẹ - Vệ tuyền. Trong trồng rừng hỗn loài cần tránh lựa chọn các loài có quan hệ bài xích với nhau, cần xem xét ưu tiên lựa chọn các loài có kiểu kết nhóm dương để phối trí trồng rừng hỗn loài.Tiếp tục thực hiện phương thức bảo tồn tại chỗ đối với các loài thực vật thân gỗ nguy cấp, quý, hiếm phân bố ở các trạng thái rừng, đồng thời cần lập kế hoạch bảo tồn chuyển vị với 5 loài nằm trong phụ lục IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.