Bướu cận hạch của bàng quang báo cáo trường hợp và tổng quan lý thuyết

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trung Trực Lê, Gia Kỳ Nguyễn, Xuân Toàn Nguyễn, Đỗ Thanh Trúc Phan, Đoàn Thiên Bảo Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 47-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438804

Báo cáo 1 trường hợp bướu cận hạch bàng quang, BN được nội soi cắt đốt bướu qua ngả niệu đạo. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Báo cáo trường hợp. Kết quả BN nam 59 tuổi, không ghi nhận triệu chứng đường tiết niệu dưới, không tiểu máu, siêu âm bụng tổng quát tình cờ phát hiệnbàng quang có cấu trúc dạng nang, echo trống, vỏ mỏng, không chồi vách, 13 x 14 mm, chụp cắt lớp vi tính cho kết quả bướu ở thành sau bàng quang 14 x 11 x 11 mm, bờ đều, đậm độ mô mềm. BN được phẫu thuật nội soi cắt đốt bướu ngả niệu đạo, kết quả giải phẫu bệnh phù hợp bướu cận hạch bàng quang. Sau mổ, tình trạng hậu phẫu của BN ổn định, được xuất viện vào ngày thứ 4 hậu phẫu, tái khám sau 07 ngày. Kết luận Bướu cận hạch bàng quang rất hiếm gặp. Chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá vị trí, kích thước, độ xâm lấn của bướu, và các xét nghiệm nội tiết như methoxyadrenaline, adrenaline, norepinephrine, dopamine và axit vanillylmandelic (VMA) của máu và nước tiểu[3]. Tuy nhiên chẩn đoán xác định phải dựa vào kết quả giải phẫu bệnh. Việc điều trị chủ yếu là phẫu thuật với phương pháp nội soi cắt đốt bướu ngả niệu đạo hoặc phẫu thuật cắt một phần bàng quang. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào vị trí và kích thước bướu. Tiên lượng thường tốt nhưng bướu có khả năng tái phát và cần theo dõi sau mổ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH