Bước đầu đánh giá đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát tại Bệnh viện Bạch Mai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Nguyễn, Văn Hùng Nguyễn, Huyền Trang Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 179-186

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438806

 Mô tả đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát tại bệnh viện Bạch Mai.Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương nguyên phát theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới - WHO 1994, điều trị nội trú và ngoại trú tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023.Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,2%, trong đó tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương mức độ nhẹ và vừa lần lượt là 27,2% và 20,5%. Trong 10 tiêu chí của hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF, triệu chứng đau, hạn chế hoạt động thể chất và mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 100%, 90,9% và 75%. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở nhóm bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên là 100%. Nhóm bệnh nhân có loãng xương nặng có tỷ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao hơn nhóm loãng xương. Tổng điểm CRAF và mật độ xương có mối liên quan tuyến tính nghịch biến mức độ trung bình với chỉ số Spearman r= -0,335 (<
 0,05).Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổnthương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát khá cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Mật độ xương giảm càng nhiều thì mức độ hội chứng dễ bị tổn thương càng nặng. Vì vậy cần sàng lọc thường quy hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân loãng xương
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH