Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và điều trị staphylococcus aureus đề kháng methicillin (mrsa) trên bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực (icu) - Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019 - 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Thắng Phùng, Thị Mỹ Lan Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 402-413

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438923

 MRSA đã lan rộng và trở thành tác nhân gây bệnh đặc hữu trong các bệnh viện trên toàn thế giới cũng như là tác nhân gây bệnh thường xuyên tại phòng chăm sóc đặc biệt, có khả năng tiết đa dạng các loại độc tố gây nhiều căn bệnh đáng lo ngại. MRSA có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh như Macrolid, Aminosid và kể cả Vancomycin. Bên cạnh đó, việc nhiễm MRSA đa đề kháng, sự lây lan, tính không đồng nhất của biểu hiện bệnh, diễn biến lâm sàng và kết quả giữa các bệnh nhân hồi sức tích cực còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình sàng lọc, thực hiện cách ly cũng như điều trị cho bệnh nhân.Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và điều trị Staphylococcus aureus đề kháng methicillin (MRSA) trên bệnh nhân điều trị tại Khoa hồi sức tích cực (ICU) - Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019 - 2020.Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 90 hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân nội trú có kết quả vi sinh nhiễm MRSA, điều trị tại Khoa ICU bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 1/2019 đến 12/2020.MRSA đã đề kháng với gần hết các loại kháng sinh, nhóm kháng sinh vẫn nhạy cảm cao với MRSA gồm vancomycin, teicoplanin, linezolid, rifam-picin, tigecycline, fusidic acid. Có 12 nhóm kháng sinh được chỉ định điều trị theo kinh nghiệm cho bệnh nhiễm khuẩn do MRSA và đồng nhiễm Gram âm khác. Kháng sinh được chỉ định nhiều nhất trong nghiên cứu là vanconmycin và meropenem tỷ lệ là 46,67% và 45,56%. Kết quả hồi quy logsstic cho thấy có mối liên quan giữa thời gian nằm viện và kết quả điều trị (OR = 0,919
  95% CI = 0,873 - 0,968). Bệnh nhân mà có thời gian nằm viện tăng thêm một ngày thì giảm thất bại điều trị.Mặc dù chủng MRSA vẫn còn nhạy 100% với vancomycin, linezolid và teicoplanin, cần sử dụng thận trọng các kháng sinh này để tránh đề kháng. Thực hiện hoạt động TDM vancomycin tại đơn vị và khi điều trị các ca nhiễm MRSA thì cũng lưu ý các trường hợp đồng nhiễm với các loại Gram âm khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH