Kết quả cấy nước tiểu ở bệnh nhân sỏi đường tiết niệu trên tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Tuấn Huỳnh, Mạnh Hùng Lê, Văn Huy Nông, Văn An Phạm, Minh Tín Phó, Hữu Tài Trần, Thị Lê Huyền Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 291-299

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438927

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Ngày nay, việc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Việt Nam chưa có sự thống nhất đặc biệt trong khâu xử trí ban đầu và sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc và biến chứng nặng của bệnh. Từ đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả cấy nước tiểu trên bệnh nhân sỏi đường tiết niệu góp phần cải thiện việc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô tả, báo cáo kết quả cấy nước tiểu trên bệnh nhân sỏi đường tiết niệu trên tại Khoa Vi sinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 01/01/2022 đến 31/12/2022. Kết quả Tổng cộng có 1.550 mẫu cấy nước tiểu đã được thực hiện, với 423 mẫu dương tính (27,3%) được phân lập định danh và thực hiện kháng sinh đồ (kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán) theo tiêu chuẩn CLSI (Clinical and laboratory standards institute - Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm) 2010 ‐ 2011 tại Khoa Vi sinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 01/01/2022đến 31/12/2022. Trong đó các vi khuẩn có tỉ lệ gây bệnh nhiều nhất là E.coli (43,7%), Klebsiella spp. (11,5%), Enterococcus (8,7%), Proteus mirabilis (3,5%), Pseudomonas aeruginosa (3,3%). Kháng sinh họ Carbapenem có nhạy cảm cao với vi khuẩn E.coli nhưng tỉ lệ đề kháng có khuynh hướng gia tăng đối với Klebsiella spp. và Pseudomonas aeruginosa. Kết luận Mức độ đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngày càng gia tăng. Cần có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu để giới hạn sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH