Ảnh hưởng của lưu lượng thượng lưu và hình thái sông lên xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Mai Nguyễn, Ahmed Kantoush Sameh, Đức Thắng Tăng, Sumi Tetsuya

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 627 Hydraulic engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường , 2021

Mô tả vật lý: 45583

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 438936

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2016 và 2020, xâm nhập mặn trên diện rộng là nguyên nhân chính của thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do đó, sự hiểu biết đầy đủ và chính xác những yếu tố tác động đến xâm nhập mặn trên đồng bằng là thực sự rất quan trọng cho các nhà quản lý tài nguyên nước. Bài báo phân tích những ảnh hưởng do sự suy giảm lưu lượng thượng lưu từ vận hành của các hồ chứa thượng nguồn và sự hạ thấp đáy sông lên xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Thông qua phân tích chuỗi số liệu mực nước và lưu lượng các trạm thượng nguồn từ năm 1980 đến 2020 và số liệu địa hình đáy sông năm 2009 và 2017. Sau đó sử dụng mô hình MIKE11- HD-AD để so sánh nồng độ mặn và chiều dài xâm nhập mặn giữa các kịch bản. Các kết quả thể hiện rằng nồng độ mặn bị ảnh hưởng bởi lưu lượng thượng nguồn nhiều hơn là địa hình đáy sông. Khi lưu lượng tại trạm Kratie giảm 14,4% nồng độ mặn lớn nhất (S) và chiều dài xâm nhập (L) tăng 17,4% và 10,5% tương ứng. Trong khi địa hình đáy sông bị hạ thấp 0.88m cho kịch bản 4 năm tới thì S và L tăng có 2.8% và 1.67% tương ứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH