Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số đông máu và các rối loạn đông máu trong phẫu thuật ghép gan. Bên cạnh đó, đánh giá mối tương quan giữa chỉ số đông máu cơ bản và các chỉ số của xét nghiệm ROTEM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả trên 34 BN nhận gan. BN được lấy máu xét nghiệm ĐMCB và Rotem tại 6 thời điểm Sau khởi mê (To)
kết thúc giai đoạn phẫu tích (T1)
kết thúc giai đoạn vô gan (T2)
sau tái tưới máu (5 phút sau khi thả kẹp miệng nối tĩnh mạch) (T3)
giai đoạn gan mới (T4), và ngày đầu tiên sau gan ghép (T5). Trong mổ, BN được truyền máu và các chế phẩm máu theo phác đồ gợi ý truyền máu của bệnh viện Việt Đức. Các kết quả xét nghiệm được đối chiếu với với khoảng tham chiểu của labo xét nghiệm và được so sánh với thời điểm To. Các chỉ số xét nghiệm ĐMCB được phân tích tương quan với các chỉ số tương ứng trên ROTEM. Kết quả Rối loạn đông máu dạng giảm đông rất thường gặp ở BN nhận gan, đặc biệt là ở giai đoạn tái tưới máu (APTT kéo dài gặp ở 76,5%, giảm fibrinogen gặp 79,4% và giảm tiểu cầu gặp ở 91.2%BN) và giai đoạn gan mới (PT kéo dài gặp ở 35.3%). Tuy nhiên, tình trạng đông máu có xu hướng trở về bình thường vào ngày đầu sau ghép. Có mối tương quan chặt giữa các chỉ số ĐMCB và chỉ số ROTEM PT với CT- EXTEM (r 0,394)
aPTT với CT- INTEM (r 0,61)
Số lượng tiểu cầu với A10 - EXTEM (r 0,819)
nồng độ fibrinogen với MCF - EXTEM (r 0,631). Kết luận BN nhận gan thường gặp rối loạn giảm đông trong giai đoạn tái tưới máu và giai đoạn gan mới. Các xét nghiệm ROTEM có mối tương quan tốt với các chỉ số xét nghiệm ĐMCB, có thể giúp quyết định điều trị sớm hơn.