Tần suất và đặc điểm lâm sàng của hạ natri máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 nhập viện tại Khoa Nội thận Bệnh viện Chợ Rẫy

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phương Thảo Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 500-507

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439065

 Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường gặp trên lâm sàng. Tuy nhiên trên BN bệnh thận mạn, trong một số nghiên cứu, tần suất hạ natri máu thay đổi tùy theo định nghĩa hạ natri máu, số lần lặp lại xét nghiệm và đặc điểm dân số nghiên cứu. BN hạ natri máu có tỉ lệ nhập viện tăng do nhiễm trùng, giảm nhận thức và tăng tử vong Phương pháp Cắt ngang mô tả, trên BN bệnh thận mạn giai đoạn 3-5, chưa điều trị thay thế thận, nhập khoa nội thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2022 đến 08/2022. Chúng tôi chọn natri máu thấp nhất trong 48 giờ nhập viện để xác định tần suất hạ natri máu (khi natri máu <
 135 mmol/L). Đặc điểm sinh trắc, lý do nhập viện, triệu chứng thần kinh, tình trạng nhiễm trùng được thu thập để so sánh đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm có hạ và không hạ natri máu Kết quả Có 119 BN hạ natri máu trong tổng số 226 BN (52,6%), chủ yếu là mức độ nhẹ (57,1%), ở BN mạn giai đoạn 5 (63%). Nhóm hạ natri máu có tuổi lớn hơn, cân nặng nhẹ hơn, huyết áp thấp hơn, có dấu mất nước nhiều hơn. BN nhập viện chủ yếu vì khó thở, phù và không có triệu chứng thần kinh. Nhóm hạ natri có tỉ lệnhiễm trùng cao hơn nhóm không hạ natri (59,6% so với 41,2%) Kết luận Hạ natri máu rất thường gặp ở BN bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 nhập viện, và thường đi kèm nhiễm trùng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH