Hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định giai đoạn 2018-2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thùy Đặng, Bùi Minh Hiếu Nguyễn, Ngọc Phương Thảo Nguyễn, Tuấn Dũng Nguyễn, Hồng Thắm Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 134-142

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439083

Khảo sát tình hình báo cáo ADR tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động báo cáo ADR. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên dữ liệu báo cáo ADR tại Bệnh viện giai đoạn 5 năm (2018 - 2022). Các nội dung bao gồm số lượng báo cáo, khoa phòng tham gia báo cáo, đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân, nhóm thuốc dược lý và đường dùng thuốc nghi ngờ gây ADR, mức độ ADR nghiêm trọng, mối liên quan giữa thuốc và ADR. Kết quả Trong giai đoạn 2018-2022 có tổng cộng 880 báo cáo ADR đầy đủ nội dung yêu cầu, số lượng này có xu hướng tăng dần từ năm 2019 (126 ca) đến năm 2022 (279 ca). Khối Sản có tỉ lệ báo cáo ADR nhiều nhất (16,3%). Tỉ lệ báocáo ADR ở giới nữ (61,9%) cao hơn cao hơn nam (38,1%), độ tuổi trung bình bệnh nhân là 42 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 18 - 60 có tỉ lệ báo cáo ADR cao hơn những nhóm tuổi còn lại (72,6%). Đường dùng và nhóm thuốc dược lý nghi ngờ gây ADR nhiều nhất lần lượt là đường tiêm, tiêm truyền (77,9%) và kháng sinh (50,1%). Hầu hết mức độ báo cáo ADR là không nghiêm trọng (89%). Kết luận Tỉ lệ báo cáo ADR tự nguyện tại Bệnh viên Nhân dân Gia Định có xu hướng tăng qua các năm, hoạt động này rất cần thiết trong thực hành lâm sàng. Để tiếp tục nâng cao hoạt động giám sát ADR, cần tăng cường triển khai các biện pháp giúp nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi báo cáo ADR của nhân viên y tế nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lí.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH