Mục tiêu của vài viết này nhằm góp phần minh định làm sáng rõ các tên gọi của các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng Chăm. Cụ thể như thế nào là Chăm Jat? Chăm Ahíer, Chăm Bani/Chăm Awal, Chăm Islam? Đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhóm Chăm trên với nhau và nhóm Chăm trên với các tôn giáo bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua quá trình giao lưu, khi tiếp Bàlamôn giáo, Ấn Độ giáo hay Islam giáo từ bên ngoài, người Chăm luôn có ý thức bản địa hóa chúng, vì thế không thể xem Chăm Ahíer hoàn toàn giống Bàlamôn giáo - Ấn Độ và Chăm Bani/Awal hoàn toàn giống Islam giáo - Ả Rập. Cuối cùng bài viết đề nghị để không đi sai lệch nội dung khi phân tích và lý giải vấn đề, các nhà nghiên cứu nên sử dụng thuật ngữ gốc, tên tự gọi của các nhóm tín ngưỡng tôn giáo Chăm như Chăm Jat'' để chỉ Chăm theo tín ngưỡng bản địa
Chăm Ahíer'' để chỉ Chăm ảnh hưởng Bàlamôn và Islam giáo
Chăm Bani/Awal'' để chỉ Chăm ảnh hưởng Islam giáo
Chăm Islam''chỉ nhóm Chăm theo Islam chính thống. Để có được kết quả như trên, bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học, chủ yếu là điền dã, quan sát tham dự, sưu tầm tài liệu, phân tích văn bản và so sánh
đồng thời kết hợp với lý thuyết đặc thù luận lịch sử của Franz Boas, thuyết về giao lưu tiếp biến của nhà Nhân học Mỹ để phân tích và lý giải những vấn đề trên.