Trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành một cuộc cải cách giáo dục lớn như hiện nay thì cảm nhận hạnh phúc của giáo viên là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của sự thay đổi chương trình giáo dục. Điều tra ban đầu về hiệu ứng tích cực của công cuộc đổi mới này đã được tác giả thực hiện thông qua cuộc khảo sát trên quy mô tỉnh Nam Định và kết quả thu được cũng cho thấy những nguồn thông tin đa chiều. Ngoài những thông tin tích cực thì vẫn có những thông tin còn đặt ra nhiều câu hỏi cho các cấp lãnh đạo còn cần phải lưu tâm. Kết quả điều tra cho thấy, giáo viên đang cảm thấy "Công việc là có ý nghĩa" chỉ nhận được điểm số 3.10/5 điểm, là điểm số thấp nhất trong các tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, tỉ lệ giáo viên "hoàn toàn không tin" và "có chút không tin" vào niềm tin hạnh phúc trong tương lai vẫn còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn (24.4%). Tuy vậy, với một số tiêu chí khác như "Hài lòng với vị trí hiện tại" lại có điểm số đánh giá cao hơn (4.05/5 điểm), "Cảm thấy có động lực với công việc" đạt 4.11/5 điểm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả hi vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những động thái giúp giáo viên nâng cao hơn cảm nhận hạnh phúc nghề nghiệp