Thực hiện nghiên cứu nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Dữ liệu được thu thập từ 253 báo cáo tài chính của 23 ngân hàng thương mại niêm yết giai đoạn 2010 - 2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quy mô tổng tài sản
thị phần
tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ
thu nhập cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động có tác động âm đến ROA và tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động dương đến ROA, nhưng mức độ ảnh hưởng của hai biến này không có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc ROA bằng 71,64% và biến phụ thuộc Tobin's Q bằng 28,17%. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trong đó, bao gồm gia tăng tài sản thông qua tăng vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong giai đoạn sau khi dịch bệnh được kiểm soát
gia tăng và phát triển huy động và cho vay hợp lý
tiết kiệm và kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, không chỉ trích lập dự phòng rủi ro chung mà cả trích lập dự phòng rủi ro cụ thể
về tăng thu nhập ngoài lãi thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế là chưa đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu phi tài chính như sự hài lòng của khách hàng hay thương hiệu ngân hàng. Mặt khác, đối với ngân hàng, chu kỳ tài chính là rất lớn và phụ thuộc chặt chẽ vào quy định của ngân hàng Nhà nước nhưng nghiên cứu này chưa đề cập đến.