Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa hàm lượng một số kim loại nặng trong loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thư Bùi, Đăng Khoa Mai, Khắc Thành Nguyễn, Thị Hồng Hạnh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 51-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439362

 Nghiên cứu đánh giá mức độ nhiễm Cu, Pb, Cd, Zn, Cr trong trầm tích và trong loài hến được thực hiện tại 11 vị trí trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, trong trầm tích sông Cầu, hàm lượng Cd thấp nhất dao động từ 1,105 đến 6,541 mg/kg, Cu từ 36,296 đến 72,101 mg/kg, Pb từ 61,420 đến 137,297 mg/kg, Cr từ 90,326 đến 120,046 mg/kg, và Zn là cao nhất từ 235,928 đến 365,777 mg/kg, tính theo trầm tích khô. So sánh với tiêu chuẩn Mỹ - US EPA, hàm lượng các kim loại đa số nằm trong khoảng TEC và PEC. Hàm lượng kim loại nặng trong loài hến thấp nhất là Cr dao động từ 5,76 đến 7,407 mg/kg
  tiếp đến lần lượt là các kim loại Cd có hàm lượng từ 6,861 đến 9,353 mg/kg, kim loại Pb từ 10,713 đến 26,592 mg/kg, kim loại Cu từ 10,173 đến 27,664 mg/kg và cao nhất là hàm lượng kim loại Zn từ 56,771 đến 84,555 mg/kg, tính theo khối lượng hến khô. Xác định mối quan hệ giữa hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong trầm tích và mô hến cho thấy có tương quan thuận và chặt chẽ (Cu=0,423
  <
 0,01
  Pbr=0,592, <
 0,05
  Zn r=0,27
  <
 0,05). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, bước đầu có thể sử dụng loài hến làm sinh vật chỉ thị để giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích tại lưu vực sông Cầu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH