Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch Mã: Cơ sở xây dựng Công viên Địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thới Trung Lê, Quang Lân Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439377

 Khu vực Tam Giang - Bạch Mã được biết đến với những thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất cố đô Huế như hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, Vườn Quốc gia Bạch Mã..., là nơi có nhiều hệ sinh thái khác nhau và sự đa dạng về động, thực vật mang tính đặc trưng, là nơi giao thoa của hai luồng khí hậu Bắc và Nam. Theo kết quả nghiên cứu, khu vực Tam Giang - Bạch Mã có tính đa dạng địa chất cao, đã xác lập được 115 di sản địa chất thuộc 08 kiểu di sản địa chất gồm cổ sinh
  địa mạo, cảnh quan
  cổ môi trường
  thạch học
  địa tầng
  khoáng sản
  kinh tế địa chất
  cấu trúc kiến tạo, lịch sử tiến hóa địa chất. Bên cạnh đó, tính đa dạng sinh học cao với 5.843 loài động, thực vật gồm thực vật bậc cao 2.762 loài
  Nấm 346 loài
  Thực vật phù du 347 loài
  Động vật có xương sống 1.167 loài
  Côn trùng 1.113 loài
  Thân mềm 42 loài
  Giáp xác 66 loài trong đó có 223 loài đặc hữu, 191 loài quý hiếm trong các hệ sinh thái khác nhau từ vùng rừng đến biển và đầm phá. Bài báo này giới thiệu về sự đa dạng địa chất, địa mạo và sinh học của khu vực Tam Giang - Bạch Mã làm cơ sở xây dựng Công viên Địa chất Quốc gia, tiến tới gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH