Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bà mẹ và bé sơ sinh. Việc áp dụng đúng đắn một chế độ tiết chế đúng nhằm duy trì mức độ đường huyết ổn định trong thai kỳ. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ thành công của việc áp dụng chế độ điều chỉnh tiết chế dành cho thai phụ ĐTĐ tại BV huyện Bình Chánh. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dọc tiến cứu được tiến hành từ 01/11/2020 - 30/6/2021 tại Bệnh viện huyện Bình Chánh. Nghiên cứu thực hiện theo dõi điều trị tiết chế 143 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK trong từ ≥24 tuần. Các thai phụ được tư vấn chi tiết một chế độ dinh dưỡng và kế hoạch theo dõi cụ thể về mức đường huyết cũng như kiểm soát về năng lượng trong khẩu phần ăn dựa vào phác đồ của Bộ Y tế. Kết quả đáp ứng điều trị dựa vào mức đường huyết đạt mục tiêu và kết cục thai kỳ. Kết quả Tỷ lệ điều trị tiết chế thành công chiếm 83,9% (KTC95% 78,3 - 89,5). Trong đó, chúng tôi điều chỉnh năng lượng sử dụng hằng ngày tăng từ tuần 24 đến tuần 37 giai đoạn tuần 24-28 1685,5 ± 310,1 calories
giai đoạn tuần 29 - 32 1609,2 ± 316,6 calories
và giai đoạn từ tuần 33 - 37 1704,3 ± 327,6 calories. Thai phụ tuân thủ điều trị kém tăng nguy cơ điều trị thất bại gấp 14,3 lần (KTC95% 1,9 - 102,4
p=0,008). Thai phụ điều trị thất bại tăng nguy cơ sinh mổ gấp 17,8 lần đối tượng điều trị thành công (KTC95% 1,3 - 247,4
p=0,032). Thai phụ điều trị thất bại tăng nguy cơ gặptai biến ở trẻ gấp 4,3 lần đối tượng điều trị thành công (KTC95% 1,1 - 16,8
p=0,039). Kết luận Tư vấn và theo dõi tốt chế độ dinh dưỡng cho thai phụ đang mắc đái tháo đường giúp giảm kết cục xấu trong thai kỳ.