Khảo sát biến đổi sức căng cơ tim bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô 2D ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. Đối tượng và phương pháp 118 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh sau can thiệp động mạch vành qua da thì đầu được điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 3 năm 2019. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc. Siêu âm đánh dấu mô 2D được thực hiện tại các thời điểm Sau can thiệp 1 ngày, 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Phân tích hình ảnh bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, Hoa Kỳ). Kết quả Tuổi trung bình 64,73 ± 11,88
Nam giới 81,4%
Killip I chiếm 75,4%
Chỉ số VĐV trung bình 1,45 ± 0,23
EF trung bình 45,29 ± 6,96%. GLS sau can thiệp 1 ngày giảm nặng hơn so với nhóm chứng (-11,91 ± 3,29% so với -20,41 ± 0,71%
<
0,001). GLS cải thiện dần theo thời gian. GLS sau can thiệp 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là -12,23 ± 2,79%
-13,36 ± 2,87%
-14,10 ± 2,55%
- 14,50 ± 2,40%. GLS của các động mạch thủ phạm LAD, LCX và RCA là không như nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với <
0,001. GLS ở nhóm TMP <
III giảm nặng hơn nhóm TMP III tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với <
0,05. GLS của các nhóm có phân loại EF khác nhau là không như nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với <
0,001. Kết luận GLS ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên sau can thiệp ĐMV qua da giảm nặng hơn so với người bình thường và xu hướng cải thiện dần theo thời gian. GLS ở các nhóm động mạch thủ phạm khác nhau, các nhóm EF khác nhau, giữa nhóm TMP III và TMP <
III là khác nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp.