Hiện trạng phát triển một số cây dược liệu tại Phú Yên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Việt Đinh, Thị Nga Đỗ, Thị Cẩm Nhung Lê, Thị Phương Lệ Chi Nguyễn, Thị Thanh Bình Nguyễn, Trí Quốc Nguyễn, Thị Diệu Phan, Thị Thùy Trang Phan, Thị Thu Hiền Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Tây Nguyên, 2024

Mô tả vật lý: tr.27-35

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 439456

 Trong nghiên cứu này, hiện trạng phát triển dược liệu tại Phú Yên đã được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, Phú Yên hiện có khoảng 1.317,48 ha diện tích đất trồng cây dược liệu. Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.) là dược liệu đang có diện tích trồng lớn nhất với 1.200 ha ở huyện Tây Hòa. Kế đến là Dó Bầu (Aquilaria crassna Pierre, 25 ha), Bồ hòn (Sapindus saponaria L.) + Bồ kết (Gleditsia australis F. B. Forbes and Hemsl) khoảng 25 ha được trồng ở huyện Đồng Xuân, Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schumach & Thonn) với diện tích trồng là 22 ha, trồng nhiều ở huyện Đông Hòa, Dó gạch (Aquilaria bailloni, 15 ha) được trồng ở huyện Đồng Xuân
  Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms., 13,2 ha, huyện Sơn Hòa), Quế ((Cinnamomum cassia (L.) J.Presl., 11 ha, huyện Đồng Xuân), cỏ mực (Eclipta prostrata L., 4 ha), Sa nhân (Amomum villosum Lour, 2,47 ha, huyện Sơn Hòa), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Sm., 1,2 ha, huyện Đông Hòa), Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr, 0,65 ha, huyện Tây Hòa), Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl., 0,5 ha, huyện Đồng Xuân). Nhiều cây dược liệu có diện tích dưới 0,5 ha như Cà gai leo (Solanum procumbens Lour), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), Xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr), Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.), Phan tả diệp (Senna alexandrina Mill.), Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.)Nees.), Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don),... cũng đang được trồng ở huyện Đông hòa. Trong đó, cây dược liệu như rau đắng đất, Diệp hạ châu, cỏ mực, Dây thìa canh, Đinh Lăng, Sa nhân, Bồ hòn, Bồ kết,... được sử dụng để làm thuốc trong y học cổ truyền
  các loại cây dược liệu khác như Dó bầu, Dó gạch, Quế chủ yếu để sản xuất tinh dầu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sự phát triển dược liệu một cách hợp lý đem lại lợi ích kinh tế cho người dân thì cần có sự quy hoạch vùng trồng dược liệu và xây dựng chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu tại tỉnh Phú Yên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH