Nghiên cứu xác định một số trình tự AND mã vạch phục vụ công tác phân loại và nhận dạng các giống Na dai (Annona squamosa) tại Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thắng Bùi, Bích Hồng Hà, Thị Huyền Nguyễn, Thị Kim Cúc Phùng, Thị Nguyên Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 17 - 26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439459

Cây Na là một cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là Na trồng tại huyện Võ Nhai. Tuy nhiên, nghề trồng Na dai tại Võ Nhai còn gặp một số khó khăn như giống cây còn hạn chế, người dân chủ yếu tự chiết cành hoặc chọn những hạt to để làm giống, kỹ thuật canh tác nghèo nàn, đường giao thông chưa được cải thiện, chưa xây dựng được thương hiệu để cạnh tranh với các sản phẩm khác cũng như sản phẩm cùng loại. Các loài thuộc chi Na có nhiều đặc điểm thống nhất, đặc biệt liên quan đến chiều cao cây, hệ thống rễ, vỏ cây, đặc điểm hoa và quả. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định một số chỉ thị ADN mã vạch cho giống Na dai Võ Nhai đặc sản của tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn gen giống Na dai, cũng như nhận dạng, truy xuất nguồn gốc và đăng ký bản quyền về cây giống và sản phẩm của chúng. Nghiên cứu đã xác định được hai trình tự ADN mã vạch là matK và trnL-trnF phục vụ định danh và phân tích đa dạng di truyền giữa các giống Na dai tại tỉnh Thái Nguyên. Với trình tự đoạn gen matK, tất cả các mẫu Na dai thu thập tại tỉnh Thái Nguyên đều có độ tương đồng là 100% (mã số trên ngân hàng Gen quốc tế MT947750) và tương đồng 100% với loài Annona squamosa trên Ngân hàng Gen quốc tế. Đối với trình tự trnL-trnF, các mẫu Na dai tại huyện Võ Nhai có trình tự giống nhau nhưng lại phân biệt rất rõ ràng với các giống Na dai trồng tại các huyện khác của tỉnh. Bên cạnh đó, trình tự đoạn gen trnL-trnF cũng giúp phân biệt tương đối tốt giống Na dai và Na bở hiện đang được trồng trên địa bàn huyện Võ Nhai (cả hai trình tự có mã số đăng ký trên Ngân hàng Gen quốc tế lần lượt là MT947748, MT947749). Những kết quả này là cơ sở cho công tác bảo tồn, khai thác một cách có hiệu quả nguồn gen Na dai bản địa của Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH