Nghiên cứu tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Tiến Hoàng, Cửu Long Nguyễn, Tri Thức Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2020

Mô tả vật lý: 63-67

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439561

 So sánh mức độ tương quan của các phương pháp tối ưu hóa máy tái đồng bộ tim bằng siêu âm tim so với phương pháp tối ưu hóa bằng thông tim. Phương pháp Tiến cứu có can thiệp. Kết quả 30 bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim(MTĐBT) với 50% là nữ, tuổi trung bình là 63,5±11,8
  suy tim NYHA III chiếm tỉ lệ 70%, còn lại được chẩn đoán suy tim NYHA IV. Các bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái(EF) 27,1±6,1%, nhịp cơ bản là nhịp xoang, với QRS rộng 159±17ms. Phương pháp tối ưu hóa AVsense bằng 3 phương pháp thông tim xâm lấn thất trái đo dP/dtmax, siêu âm tim đo VTI sóng EA qua van 2 lá và đo VTI qua van động mạch chủ cho giá trị AVsense tối ưu lần lượt là 114,8 ± 10 ms
  116,1 ± 8,8 ms và 115,1 ± 10,3 ms. Hệ số tương quan của PP siêu âm tối ưu hóa AVsense đo VTI sóng EA và VTI qua van chủ so với PP đo dP/ dtmax lần lượt là r = 0,947 và r = 0,504. Tối ưu hóa AVpace bằng 3 PP xân lấn đo dP/dtmax, SÂT đo VTI sóng EA qua van 2 lá và đo VTI qua van động mạch chủ cho giá trị AVpace tối ưu lần lượt là 158 ± 15,1ms
  158,6 ± 13,5 ms và 161,3 ± 12,2 ms. Hệ số tương quan của PP siêu âm tối ưu hóa AVpace đo VTI sóng EA và VTI qua van chủ so với PP đo dP/dtmax lần lượt là r = 0,907 và r = 0,646.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH