Đa hình gen Fut1 và Tap1 ở một số giống lợn bản địa Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Nhàn Giang, Khánh Vân Nguyễn, Thị Quỳnh Châu Nguyễn, Văn Ba Nguyễn, Doãn Lân Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 45329

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439652

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tần số alen và tần số kiểu gen của đa hình gen alpha (1, 2) fucosyltransferase (FUT1) và gen transporter associated with antigen processing (TAP1) ở 25 giống lợn bản địa Việt Nam và 1 giống lợn ngoại. Tổng số 1.300 mẫu mô tai được thu thập và tách chiết ADN. Phương pháp PCR-RFLP được sử dụng để phân tích đa hình gen FUT1 và TAP1 bằng enzym giới hạn Hin6I và MboI tương ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa hình gen FUT1, chỉ thu được 100% kiểu gen GG. Đối với đa hình gen TAP1, đã xác định được ba kiểu gen AA, AG, GG và hai alen A và G trong 26 giống. Trong đó, kiểu gen GG (có khả năng kháng mạnh vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở lợn) xuất hiện với tần số cao ở nhiều giống lợn bản địa như CBT (82%), SDL (80%)
  kiểu gen AG xuất hiện với tần số cao nhất ở BBC (56%) và thấp nhất ở SDL (14%)
  kiểu gen AA có tần số cao nhất ở MC (60%), không xuất hiện ở bốn giống (HL, MT, CBT, DR). Alen G có tần số cao (>
 0,5) ở hầu hết các giống như HL (0,92), CBT (0,91), HCB (0,87), MT (0,81) ngoại trừ MC (0,20), VP (0,40), CAL (0,49). Tần số alen A chiếm thấp (<
 0,5) ngoại trừ MC (0,78), CAL (0,51). Kết quả giải trình tự gen FUT1 không phát hiện đột biến G/A ở vị trí M307, đã phát hiện đột biến mới thay thế nucleotide C/T cách vị trí M307 hai nucleotide và giải trình tự gen TAP1 đã xác định được đột biến điểm G/A ở vị trí G729. Ngoại trừ ba quần thể lợn SDL, OL, DR, tần số kiểu gen ở locus G729 gen TAP1 của các quần thể lợn còn lại đều ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH