Khảo sát sự biến đổi một số yếu tố đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 30 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại BM - TT hồi sức cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y. Kết quả Nghiên cứu 30 bệnh nhân, 18 nam (60%), có tuổi trung bình là 61,4 ± 17,3 và có 46,7% có bệnh nền. Tỉ lệ tử vong là 46,7% (14). Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất tại thời điểm ngày thứ 3 sau chẩn đoán xác định T3 (121 ± 85,8) và tại thời điểm ngày thứ 5 (T5) thứ 7 (T7) ở nhóm tử vong thấphơn nhóm sống có ý nghĩa thống kê (<
0,05). Ở nhóm tử vong PT% thấp hơn 70% ngay ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau đó thấp dần trong các ngày tiếp theo và thấp nhất vào ngày thứ 7 (48 ± 29,8%) thấp rõ rệt so với nhóm sống ở thời điểm T5, T7 (p>
0,05). Tương tự APTTs kéo dài trên 42s ngay tại thời điểm chẩn đoán, tiếp tục tăng vào các ngày sau đó và cao nhất vào ngày thứ 7 (60,15 ± 43,2s) và khác biệt ý nghĩa (p>
0,05) ở ngày thứ 7 so với nhóm sống. Điểm DIC >
5 và tăng dần trong cả 5 thời điểm nghiên cứu, cao nhất vào ngày thứ 7 (5,9 ± 1,3) ở nhóm tử vong và cao hơn nhóm sống có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T5, T7. Kết luận Số lượng tiểu cầu và chỉ số PT% có xu hướng giảm dần ở nhóm tử vong, thời gian APTTs kéo dài qua các thời điểm nghiên cứu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống tại thời điểm ngày thứ 5 (T5), ngày thứ 7 (T7). Điểm DIC >
5 ở tất cả các thời điểm nghiên cứu và khác biệt có ý nghĩa so với nhóm sống tại thời điểm T7.