Vấn đề ô nhiễm nước ở các làng nghề cơ khí không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là vấn đề của hầu hết các nước đang phát triển. Để đề xuất các giải pháp phù hợp trong quản lý nguồn nước, đặc điểm nước thải cũng như hiện trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm tại làng nghề cơ khí xã Xuân Tiến cần được đánh giá tổng thể. Công tác điều tra, phỏng vấn, khảo sát hiện trường kết hợp với lấy mẫu và phân tích đặc trưng nguồn nước được áp dụng để có được kết quả đánh giá chính xác. Kết quả chỉ ra rằng, với lưu lượng nước thải sản xuất rất ít và thải chung với nước thải sinh hoạt, nước thải của làng nghề không bị ô nhiễm bởi kim loại, phenol, hay dầu mỡ mà các mẫu phân tích có độ màu, TSS, nồng độ các chất hữu cơ có nồng độ dao động khá lớn (Độ màu 31,5 -1.817 Pt-Co, COD 81,6 - 924,6 mg/l, BOD5 42,4 - 498,6 mg/l, TN 14,6 - 236,5mg/l, TP 0,3 - 24,3mg/l,Coliform 1.300-14.00MPN/100ml), tỷ lệ BOD5/COD dao động từ 0,43 - 0,54. Chất lượng nước mặt, nước ngầm còn khá tốt. Vì vậy, nước thải sinh hoạt là vấn đề môi trường đáng được quan tâm nhất ở làng nghề cơ khí Xuân Tiến.