Khi nói về các hiện tượng tôn giáo, hay các hình thái ý thức xã hội, C. Mác không coi chúng như là những sự vật tự nó hay những đặc trưng vốn có của các xã hội hay các nhóm người trong lịch sử, mà ông luận giải rằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế - xã hội. Từ quan điểm duy vật lịch sử này của C. Mác, chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế - xã hội đến biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer ở Nam Bộ trong mối quan hệ với chính quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, nhất là trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Bài viết này, chúng tôi coi sự cải đạo của người Khmer từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành như một sự biến đổi đặc biệt.