Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiểu sử dụng đất trồng sắn cho hiệu quả kinh tế cao nhất với hệ số lợi nhuận hơn 5,53 lần và thu nhập 4,53 lần. Loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao thứ 2 là lúa rẫy, với hệ số lợi nhuận là 2,96 và thu nhập là 1,96. Tương tự như loại hình sử dụng đất trồng sắn, canh tác lúa rẫy có chi phí trung gian rất thấp, do đó giá trị tăng cao. Đối với mô hình lúa đông xuân và hè thu không có sự khác biệt, tuy nhiên lúa đông xuân có hiệu quả kinh tế cao hơn, đạt năng suất 42 tạ/ha cao hơn năng suất lúa hè thu (37 tạ/ha). Đối với loại hình sử dụng đất lúa đông xuân, đồng bào dân tộc Kor tạo ra được hiệu quả kinh tế cao hơn đồng bào dân tộc Ka dong. Trong các loại hình sử dụng đất, đất sản xuất ngô có hiệu quả kinh tế thấp nhất, với hệ số lợi nhuận là 2,07 lần và thu nhập là 1,07 lần. Ngoài ra, các loại hình sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả xã hội cao và chưa gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Các nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá khả năng phát triển các loại hình sử dụng đất cho các cây trồng bản địa kết hợp phát triển các sản phẩm hàng hóa từ các loại hình sử dụng đất này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.