Nghiên cứu sử dụng phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp chế tạo gạch bê tông rỗng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Duy Nhất Lâm, Kim Tuấn Ngô, Văn Khanh Ngô, Trọng Thới Nguyễn, Quang Khải Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2020

Mô tả vật lý: 106-117

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439907

Phế thải từ phá dỡ các công trình ở Việt Nam hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ và gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên có thể tái tạo. Bên cạnh đó, một lượng không nhỏ thải phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông khí chưng áp (AAC) không được tái sử dụng mà đang chôn lấp hoặc đổ thải. Việc nghiên cứu tái sử dụng phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài. Bài báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng và thải phẩm công nghiệp là phế phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) để chế tạo gạch bê tông rỗng có khả năng thoát nước mưa, ngăn ngừa ngập lụt và góp phần làm giảm hiệu ứng nhiệt đô thị. Kết quả nghiên cứu có lợi ích kép về mặt bảo vệ môi trường. Gạch bê tông rỗng có tổng độ rỗng từ 22,2% đến 41,2% (bao gồm độ rỗng giữa các hạt và độ rỗng bên trong hạt AAC và cốt liệu tái chế), tốc độ thoát nước từ 2,3 mm/s đến 9,1 mm/s, độ hút nước đạt từ 5,1% đến 16,5%, cường độ nén dao động từ 6,5 MPa đến 19,3 MPa tùy theo độ rỗng thiết kế và hàm lượng AAC sử dụng. Gạch bê tông này phù hợp để ứng dụng tại các bãi đỗ xe, vỉa hè, lối đi bộ, tránh được hiện tượng ngập lụt, đọng nước cũng như có tác dụng giảm hiệu ứng nhiệt đô thị.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH