Nghiên cứu nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) kết hợp rau ngổ (Enhydra fluctuans Lour) ở các hình thức nuôi khác nhau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyệt Minh Đặng, Thái Nhân Hứa, Tiệp Khắc Nguyễn, Thị Hồng Thắm Tôn, Ngọc Hải Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 200-206

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 439957

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định phương pháp nuôi kết hợp lươn Monopterus albus với rau ngổ Enhydra fluctuans phù hợp nhằm góp phần giảm ô nhiễm nitrogen trong môi trường và tăng năng suất trong mô hình nuôi lươn và rau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (NT) với 3 hình thức nuôi khác nhau gồm 1) kết hợp gián tiếp bằng cách hàng tuần sử dụng 100% nước từ bể lươn cung cấp cho bể rau (NT1_lươn, rau)
  2) kết hợp trực tiếp lươn với rau trong cùng một bể (NT2_lươn+rau)
  và 3) nuôi lươn kết hợp rau theo hệ thống aquaponic (NT3_aqua.lươn, rau). Lươn (52 g/con) được bố trí với mật độ 1,5 kg/bể (9,4 kg/m3 ) và rể rau ngổ giống ban đầu là 1,0 kg/bể. Lươn được cho ăn thức ăn viên 2 lần/ngày theo nhu cầu. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường TAN (0,25-7,41mg/L), NO2 - (0,27-1,91 mg/L), NO3 - (31,28-57,69 mg/L), PO4 3- (8,54-9,83 mg/L), trong đó NT3 luôn thấp và ổn định hơn các NT còn lại. Tăng trưởng (0,124 g/ngày) và chiều dài (0,011 cm/ngày) của lươn cao nhất là ở NT2 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại. Tương tự sinh khối rau ngổ ở NT3 là cao nhất 3,4 kg/m2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (<
 0,05) so với NT1 (1,8 kg/m2 ) và NT2 (0,98 kg/m2 ). Bên cạnh đó chất lượng nước của bể nuôi lươn và năng suất rau tốt nhất là ởNT3 aquaponic. Kết quả cho thấy tiềm năng nuôi kết hợp lươn và rau ngổ theo hệ thống aquaponic.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH