Những hiểu biết về cấu trúc giải phẫu các loài gỗ, tính chất cơ lý và thành phần hóa học là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sự tiến hóa, thích nghi của thực vật nói chung và nghiên cứu chế biến, sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Bài báo trình bày cấu tạo giải phẫu, tính chất cơ lý và thành phần hóa học của cây gỗ Dầu mít, Sồi phảng - các loài gỗ nhiệt đới thông dụng của rừng trồng Việt Nam. Cả hai loại gỗ đều có các loại tế bào gỗ đặc trưng cho gỗ nhiệt đới, mạch gỗ đơn độc phân tán, hoặc sắp xếp phân tán tụ hợp. Tia gỗ chứa tinh thể silic. Cả hai loại gỗ đều có tính chất cơ học tốt. Độ bền uốn tĩnh của gỗ Dầu mít và Sồi phảng lần lượt là 119,65 và 134,65 MPa. Tỷ trọng gỗ là 0,82 g/cm3 , có khả năng chịu lực tốt, xếp nhóm II theo TCVN 1072-71. Độ dài sợi trung bình của cả hai loại gỗ trên 1000 µm, độ thon thấp từ 72-77. Thành phần polysaccharide khá cao trên 60% chứng tỏ đây là nguồn nguyên liệu thích hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Hàm lượng lignin trung bình từ 22-33%, hàm lượng tro thấp, độ pH axit nhẹ nên cũng thích hợp cho chế biến hóa học