Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại kháng sinh thích hợp dùng điều trị bệnh do Vibrio spp.gây ra trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Bến Tre. Mẫu vi khuẩn được phân lập từ ao nuôi, từ tôm bệnh theophương pháp Buntin và ctv. (2008) và định danh bằng kit Nam Khoa IDS 14GNR. Kháng sinh đồ được thựchiện và đánh giá bằng phương pháp Bauer-Kirby (1966) và đánh giá theo tiêu chuẩn CLSI (2016) với 17 loạikháng sinh đang được sử dụng phổ biến. Kết quả cho thấy, với V. parahaemolyticus, kháng sinh bị kháng mạnhnhất là Apramycin với tỷ lệ 66,7%, kháng sinh nhạy nhất là Cefotaxime và Levofl oxacine (đồng tỷ lệ 100%).Với V. alginolyticus, kháng sinh bị kháng mạnh nhất là Oxyetracyclin với tỷ lệ 60%, kháng sinh nhạy nhấtlà Levofl oxacine với tỷ lệ 100%. Vi khuẩn V. vulnifi cus kháng mạnh nhất với Metronidazole ở tỷ lệ 66,7% vànhạy nhất với Chloramphenicol, Doxycycline, Levofl oxacine (cùng tỷ lệ 93,3%). Ngoài ra, kết quả phân tíchANOVA cho thấy, hiện trạng kháng kháng sinh của ba loài vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V.vulnifi cus là khác biệt không có ý nghĩa (p>
0,05) giữa 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.